Thứ Tư, 19 tháng 9, 2012

Cựu chiến binh Nguyễn Chính Hải: Vươn lên làm giàu


Normal
0

false
false
false

VI
X-NONE
X-NONE

MicrosoftInternetExplorer4

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes;
mso-style-parent:”";
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin:0cm;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:”Times New Roman”,”serif”;
mso-fareast-font-family:”Times New Roman”;}

Sau 9 năm
phục vụ trong quân ngũ, anh Nguyễn Chính Hải (phường An Phú, TX. Thuận An) trở
về đời thường với quyết tâm xây dựng cuộc sống bằng chính đôi tay và sức lực
của mình. Anh là một doanh nhân điển hình trong những tấm gương làm kinh tế
giỏi của những cựu chiến binh (CCB) trong thời kỳ hội nhập và phát triển.  Hoạt động của
nhà máy tôn Hội CCB Hòa Bình

Nhìn cơ ngơi
của anh Nguyễn Chính Hải hôm nay với Công ty TNHH DVTM An Hà và nhà máy cán tôn
với tên gọi Hội CCB Hòa Bình ở ấp 3, xã Bình Mỹ, Tân Uyên khó ai có thể hình
dung nổi những vất vả, khó khăn mà anh đã từng nếm trải. Sau khi rời quân ngũ,
số tiền vốn anh dành dụm được 14 triệu đồng. Với số tiền này, anh dồn hết tiền
mua miếng đất ở xã Tam Bình (gần ngã tư Gò Dưa). Không may gặp phải trò lừa gạt
của người bán đất nên anh bị trắng tay. Bài học đắt giá ấy vẫn không làm cho
anh nhụt chí, anh thuê mảnh đất nhỏ để ở và thả gà vịt chăn nuôi. Bằng uy tín
của người quân nhân chính trực, anh vay được ngân hàng 10 triệu đồng, cộng với
việc mượn từ bạn hữu, anh quyết tâm gầy dựng sự nghiệp kinh doanh, bắt đầu với
nghề buôn bán vật liệu xây dựng. Đây cũng là lúc anh lập gia đình và có đứa con
nhỏ đầu lòng.

Cũng va vấp,
cũng thất bại nhưng rồi thành công đã đến với người đàn ông có tâm huyết với
nghề. Anh cho rằng bí quyết trong phương thức kinh doanh của anh tạo được lòng
tin và sự yêu thương của khách hàng đó chính vì anh rất thật thà. "Thật thà đến
độ ngớ ngẫn cũng được nhưng mình là mình chứ không lẫn lộn vào ai", anh lý
giải.

Trong quá
trình mua bán vật liệu xây dựng, anh nhận thấy khách hàng hỏi mua tôn rất nhiều
mà tôn thì lại khan hiếm, khiến cho việc lấy hàng của anh cũng khó khăn. Nhiều
lần phải trễ thời hạn giao hàng cho bà con, điều đó làm cho anh quyết tâm thành
lập nhà máy cán tôn để tự mình chủ động trong công việc. Quả nhiên 3 năm sau,
nhà máy cán tôn của anh với cái tên Hội CCB Hòa Bình đã có mặt ở Tân Uyên. Hiện
tại nhà máy có đầy đủ các loại máy cắt, dập tôn theo yêu cầu của khách hàng.
Anh còn sắm sửa xe cẩu, xe tải để phục vụ giao hàng tận nơi cho khách hàng.

Cùng với sự
phát triển của mình, anh tích cực tạo công ăn việc làm cho hội viên CCB và con
em của họ ở địa phương, với mức thu nhập bình quân khoảng từ 4 – 6 triệu đồng,
hàng năm doanh thu bình quân của doanh nghiệp anh hơn 20 tỷ đồng. Anh còn tham
gia phong trào giúp nhau làm kinh tế, hỗ trợ hội viên nghèo, có hoàn cảnh khó
khăn. Mỗi khi tết về, anh duy trì thói quen tặng quà cho người nghèo ở địa
phương có thêm điều kiện vui đón tết. 

Ngay khi mọi
thứ tưởng chừng như đã ổn định, anh lại không cho phép mình dừng lại. Trong đầu
anh đang hình thành ý tưởng khá thú vị. Đó là anh sẽ phát triển mô hình nuôi
chim yến. "Chim yến vốn rất quý, tôi sẽ nuôi để thu hoạch tổ yến với mong muốn
là có cái quý để dùng và biếu cho bạn bè thân quen", anh đặt mục tiêu. Khởi đầu
của anh khiêm tốn là vậy nhưng biết đâu được đó sẽ là nghề có thể giúp anh gia
tăng thu nhập hơn nữa! Bởi vì, với người CCB tuổi 45 này thì "Nghề nào cũng có
thể làm giàu miễn là mình có tâm huyết thì sẽ thành công". Thực tế chứng minh
những suy nghĩ tích cực đó đã giúp anh đi từ con số 0 thành có như ngày hôm
nay.

NGỌC TRINH

 



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét