Normal
0
false
false
false
EN-US
X-NONE
X-NONE
MicrosoftInternetExplorer4
/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes;
mso-style-parent:”";
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin-top:0in;
mso-para-margin-right:0in;
mso-para-margin-bottom:10.0pt;
mso-para-margin-left:0in;
line-height:150%;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:11.0pt;
font-family:”Arial”,”sans-serif”;}
Chúng tôi đã gặp họ, những
cán bộ có nhiều năm gắn bó với hội. Với họ làm sao để tập hợp được nông dân
(ND), định hướng, giúp đỡ ND những lúc khó khăn… là tâm huyết mà họ theo đuổi.
- Ông NGUYỄN VĂN SÁU,
Chủ tịch Hội ND xã Long Nguyên (Bến Cát): Phải nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của ND
Khuôn mặt hiền từ, cách nói chuyện dí dỏm, làm cho người đối
diện thấy dễ gần là những gì chúng tôi cảm nhận về ông Nguyễn Văn Sáu, Chủ tịch
Hội ND xã Long Nguyên (Bến Cát). Cũng có lẽ vì thế mà ông rất được lòng ND. Ông
Sáu nói: "Là người đại diện cho ND phải nắm bắt tâm tư, tình cảm của ND thì mới
kịp thời giúp đỡ khi họ cần". 56 tuổi đời, 11 năm làm Chủ tịch hội, giờ đây ông
Sáu đã nắm vanh vách từng hoàn cảnh, đời sống riêng tư của hội viên. Ai khó
khăn gì ông đề xuất hội các cấp giúp đỡ cái đó, thiếu vốn, ông đề xuất hỗ trợ vốn,
cần kỹ thuật thì được hỗ trợ về kỹ thuật. Ông Sáu khoe: "Nhiều năm tham gia
công tác hội, điều khiến tôi vui nhất là đời sống của ND trên địa bàn xã ngày
càng được nâng cao. Về Long Nguyên bây giờ thấy toàn nhà cao cửa rộng, đầy đủ
tiện nghi".
Không chỉ là một Chủ tịch hội giỏi, ông Sáu còn là một cán bộ
hòa giải có uy tín. Hễ ở đâu có tranh chấp, bất hòa là ở đó có ông Sáu, từ những
vụ tranh chấp đất đai, đến những vụ ly hôn… và đa phần đều hòa giải thành. Ông
Sáu chia sẻ: "Do mình gắn bó nhiều với ND nên họ hiểu mình mà mình cũng hiểu họ
nên dễ hòa giải".
Ngoài việc giúp đỡ ND phát triển kinh tế, ông cũng tự "giúp"
mình phát triển kinh tế gia đình. Ông đến Bình Dương lập nghiệp năm 1979, lúc
đó vùng đất Long Nguyên còn rất hoang vu. Với lòng quyết tâm gầy dựng kinh tế,
ông cùng gia đình khai phá đất hoang thành đất trồng lúa và cây điều. Sau một
thời gian, ông chuyển sang trồng cao su vì thấy hiệu quả kinh tế cao hơn. Hiện
nay, ông có trong tay 7 ha cao su, trong đó 5 ha đang thu hoạch mủ với thu nhập
vài trăm triệu đồng/năm.
- Bà NGUYỄN THỊ NGỌC,
Chủ tịch Hội ND xã Cây Trường: Tôi phải cố gắng gấp đôi để hoàn thành công việc
Bà Ngọc trả lời như thế khi chúng tôi hỏi làm thế nào mà một
người phụ nữ có thể làm Chủ tịch Hội ND giỏi, lãnh đạo đa phần là đàn ông? Bà kể,
ban đầu bà cũng gặp rất nhiều khó khăn, vì theo bà phụ nữ mà làm Chủ tịch Hội
ND thì hơi trái khoáy. Khó nhất là cách tiếp cận bởi nhiều ông ND chưa tin tưởng
vào phụ nữ, đặc biệt họ không muốn bị phụ nữ… điều khiển. Để khắc phục điều đó,
bà Ngọc luôn tạo sự gần gũi, thân thiện với ND. Bà không ngại khó, ngại khổ đến
từng hộ ND để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của họ. Cây Trường là một xã vùng xa của
tỉnh, địa bàn lại rất rộng, nhiều nơi rất heo hút, đường sá khó đi. Càng khó b�
càng quyết tâm, bà chia sẻ: "Do địa bàn tương đối khó khăn nên ND ít được tiếp
cận thông tin, vì vậy mình càng phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Chẳng hạn,
hội thường phối hợp với Ban điều hành ấp tổ chức tuyên truyền trong các cuộc họp
ấp, các hoạt động do địa phương tổ chức… từ đó nhận thức của ND tăng lên đáng kể".
Nhiều năm gắn bó với công tác hội, điều làm bà hạnh phúc nhất
là đã tạo được nguồn Quỹ Hỗ trợ ND với số tiền 840 triệu đồng. Bà tự hào cho biết:
"Ở những nơi khác nguồn quỹ này thường được vận động các Mạnh Thường Quân,
doanh nghiệp… còn ở đây chúng tôi hoàn toàn dựa vào nội lực, do chính hội viên
đóng góp. Số tiền này dùng để hỗ trợ cho ND nghèo mua con giống, cây trồng… từng
bước cải thiện cuộc sống".
NGỌC NHƯ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét