Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2012

Trói buộc!


Normal
0

false
false
false

EN-US
X-NONE
X-NONE

MicrosoftInternetExplorer4

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes;
mso-style-parent:”";
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin-top:0in;
mso-para-margin-right:0in;
mso-para-margin-bottom:10.0pt;
mso-para-margin-left:0in;
line-height:150%;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:11.0pt;
font-family:”Arial”,”sans-serif”;}

Một tờ đơn ly hôn có thể giúp cho một người được giải thoát, tránh xa
những ám ảnh không nguôi khi cho rằng mình bị phụ bạc, nhưng cũng là tờ đơn đó
nếu không được giải quyết sẽ là "sợi dây trói buộc" đầy đau khổ.

Xuất thân từ một gia đình miền Trung
có điều kiện, con đường công danh, học tập của Tân cũng suôn sẻ, thuận lợi hơn
nhiều bạn bè cùng trang lứa. Tốt nghiệp THPT, Tân thi đậu vào trường Đại học
Kinh tế TP.HCM với số điểm tương đối. Những năm tháng ngồi ghế giảng đường, Tân
quen với một cô bạn cùng trường, cùng SN 1965 tên Xuân. Không nổi trội về ngoại
hình nhưng Xuân có sự hoạt bát nhanh nhẹn của một cô gái thành thị. Sống tại
TP.HCM, nên sau những tuần học hành căng thẳng, Xuân thường mời Tân về nhà chơi
với gia đình mình, cũng coi như là ra mắt. Ngoại hình điển trai, gia cảnh tốt,
học hành tử tế, Tân nhanh chóng chiếm được cảm tình của cha mẹ Xuân. Ra trường,
cả Tân và Xuân đều xin làm việc tại các cơ quan Nhà nước. Công việc ổn định,
gia đình thúc giục, cặp đôi nhanh chóng tổ chức đám cưới và rồi có một đứa con
trai bụ bẫm sau đó.

Những tưởng cuộc đời cứ thế êm xuôi,
nào ngờ càng về sau mâu thuẫn phát sinh ngày một nhiều, cuộc sống khá giả không
hàn gắn được những rạn nứt trong quan hệ hôn nhân. Xuân ngày càng tỏ ra đanh
đá, chua ngoa, không biết nhún nhường. Cho rằng Xuân ngày càng quá quắt không
thua gì các bà "chợ búa", Tân phai nhạt dần tình cảm với vợ và thường tỏ ra bực
bội mỗi khi đi làm về. Trong lúc hôn nhân trục trặc, tâm hồn trống trải, tình cờ
Tân gặp Lan, cô gái miền Tây ngọt ngào, khéo léo. Tân hạnh phúc trong tình mới,
dù vậy anh cũng không quên mình vẫn có gia đình nên luôn cố gắng che đậy tình cảm
để trở về với vợ con.

Nghi ngờ Tân có tình nhân, Xuân cũng
ngảvào vòng tay một vị sếp làm cùng cơ quan. Những chuyến du lịch ngắn ngày,
những lần đi khách sạn chóng vánh không thể qua mặt được đồng nghiệp, bà con
hàng xóm. Vẫn biết "ông ăn chả" thì "bà ăn nem", thế nhưng khi biết được sự thật
này, Tân không khỏi tức giận, đau lòng. Anh quyết định viết đơn ly hôn. Trước Hội
đồng hòa giải phường, Xuân khóc lóc thảm thương và một mực khẳng định mình vẫn
yêu chồng thương con, ngoại tình với sếp chỉ là một phút lỡ dại. Trước những
chia sẻ chân thành của Xuân, tòa yêu cầu hai bên trở về hòa giải.

Nghĩ đến con trai còn nhỏ dại, Tân
quyết định tha thứ, cố gắng xây dựng cuộc sống gia đình như xưa. Vậy nhưng mọi
chuyện không dễ dàng với Tân, nỗi ám ảnh bị phụ bạc vẫn luôn đeo đẳng. Anh
không thể nào gần gũi vợ, vì mỗi lần như vậy, hình ảnh vợ ngoại tình lại hiện
lên trong đầu. Cuộc sống vợ chồng thêm khúc mắc, mâu thuẫn chồng chất mâu thuẫn.
Sau một thời gian dài thử thách không thành, Tân viết tiếp lá đơn ly hôn. Lần
này, Xuân không ký tên với mục đích muốn trói buộc Tân suốt đời. Trước mặt Tân,
Xuân hùng hồn tuyên bố: "Tôi sẽ trói buộc để anh không thể lấy được ai"; nhưng
trước mặt cán bộ hòa giải địa phương, người thân họ hàng, Xuân một mực khẳng định
không muốn ly hôn vì muốn hàn gắn gia đình, vì vẫn còn rất yêu chồng.

Không thể đơn phương ly hôn, Tân khổ
sở sống với người vợ chua ngoa để rồi ngày ngày trở về ngôi nhà mà anh cho rằng
như "địa ngục trần gian" ấy với giấc mơ ngày nào đó được giải thoát. Còn Xuân,
người phụ nữ có học thức không biết từ bao giờ đã trở thành người "cai quản địa
ngục", có lẽ nỗi uất hận vì nghi ngờ chồng qua lại với người mới đã khiến cô
ngày càng cay nghiệt. Cô đâu biết rằng những thói xấu ấy đã đẩy chồng cô xa tổ ấm
từ bao giờ. Lỗi tại ai trong câu chuyện "ông ăn chả, bà ăn nem" rất phổ biến
trong xã hội hiện đại này?

TÂM TRANG



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét