Thứ Ba, 5 tháng 2, 2013

Án về tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin: Đang gặp khó!


Ghi nhận từ các thẩm phán, mặc dù Bộ luật Hình sự 1999 đã
quy định 3 điều luật về các tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT)
là Điều 224, 225, 226 và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự
năm 2009 đã tội phạm hóa một số hành vi thành các tội độc lập, quy định tại Điều
226a và 226b; song thực tiễn các vụ án trong lĩnh vực CNTT được đưa ra xét xử rất
ít là do nhiều nguyên nhân.

 Thứ nhất: Thu thập, bảo
quản và đánh giá chứng cứ

Trong các vụ án thuộc lĩnh vực CNTT thì các dấu vết được thu
thập thường thể hiện là các chứng cứ điện tử (CCĐT); là những chứng cứ được lưu
giữ dưới hình thức điện tử hoặc kỹ thuật số trong máy tính hoặc thiết bị điện tử
có bộ nhớ (như máy điện thoại, máy photocopy…). Những CCĐT được thu thập để chứng
minh tội phạm có thể là các CCĐT do máy tính tự tạo ra, hoặc do con người tự tạo
ra được lưu giữ trong máy tính hoặc trong thiết bị điện tử (như các tập tin tài
liệu, hình ảnh…). Do đó việc thu thập, bảo quản và xử lý các chứng cứ này để chứng
minh tội phạm đòi hỏi phải tuân theo chu trình nghiêm ngặt, nếu không rất dễ
làm mất các dấu vết không khôi phục được. Lý do là loại CCĐT nếu không được lưu
giữ giám sát theo quy trình được pháp luật quy định thì sẽ không bảo toàn được
tính chính xác toàn vẹn so với nguyên gốc; vì đặc điểm của loại tài liệu này rất
dễ có thể bị sửa chữa, xóa bớt hay chèn thêm thông tin.

Trong thực tiễn, những dữ liệu máy tính thể hiện phương thức,
thủ đoạn phạm tội của tội phạm công nghệ cao; cho đến nay chưa được coi là chứng
cứ nếu không xử lý tốt bằng các biện pháp tố tụng, chuyển hóa. Ngoài ra, giữa
các cơ quan tố tụng còn có những nhận thức chưa thống nhất về thủ đoạn phạm tội
cũng như cách thức vận dụng pháp luật để giải quyết án. Chính vì vậy, việc đánh
giá chứng cứ để chứng minh tội phạm là hết sức khó khăn.

Thứ hai: Trình độ nhân lực và trang thiết bị

Về trình độ của đội ngũ điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm
phán và trang thiết bị của các cơ quan pháp luật hiện chưa được trang bị đầy đủ
và phù hợp. Đây là một loại tội phạm mới xuất hiện ở Việt Nam, là lĩnh vực rất
phức tạp, các hoạt động phạm tội trong lĩnh vực này thường rất khó phát hiện. Để
đấu tranh với loại tội phạm này đòi hỏi cần phải có đội ngũ điều tra viên, kiểm
sát viên, thẩm phán chuyên nghiệp có kiến thức chuyên ngành về CNTT. Song thực
tế hiện nay, lực lượng thực thi nhiệm vụ trong lĩnh vực này còn mỏng, trang thiết
bị còn hạn chế nên kinh nghiệm điều tra, truy tố cũng chưa nhiều.

Normal
0

false
false
false

VI
X-NONE
X-NONE

MicrosoftInternetExplorer4

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes;
mso-style-parent:”";
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin:0cm;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
text-align:justify;
mso-line-height-alt:9.05pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
mso-bidi-font-size:11.0pt;
font-family:”Arial”,”sans-serif”;
mso-ascii-font-family:Arial;
mso-ascii-theme-font:minor-latin;
mso-hansi-font-family:Arial;
mso-hansi-theme-font:minor-latin;
mso-bidi-font-family:”Times New Roman”;
mso-bidi-theme-font:minor-bidi;
mso-fareast-language:EN-US;}

Các quy định trong BLHS về loại tội phạm này ban hành từ năm
1999, cho đến năm 2009 có bổ sung thêm một số tội danh mới, nhưng đến năm 2012
mới có văn bản hướng dẫn thi hành. Như vậy, ngoài yếu tố nhận thức và hiểu biết
về kiến thức chuyên ngành CNTT của các cán bộ tiến hành tố tụng còn hạn chế,
thì một trong những khó khăn trong việc ứng phó với loại tội phạm này là các
quy định của BLHS còn quá chung chung, mang tính nguyên tắc; sau khoảng thời
gian dài kể từ khi ban hành cho đến nay mới có văn bản hướng dẫn, nên dẫn tới
việc hiểu điều luật chưa thống nhất và bỏ lọt tội phạm.

Theo dự báo, tình hình tội phạm trong lĩnh vực CNTT và viễn
thông sẽ có chiều hướng gia tăng với tốc độ nhanh và ngày càng tinh vi, phức tạp
liên ngành; vì vậy Trung ương cần có các hội nghị tập huấn, các văn bản hướng dẫn
cụ thể và thường xuyên để việc xử lý, áp dụng pháp luật được thống nhất, hiệu
quả hơn. Bên cạnh đó, đối với loại tội phạm sử dụng công nghệ cao, cần trao quyền
cho cơ quan điều tra được sử dụng các kỹ thuật điều tra đặc biệt để thu thập chứng
cứ; ví dụ sử dụng kỹ thuật công nghệ máy tính để phục hồi lại các dữ liệu đã bị
xóa… cũng như quyền hạn ở phạm vi rộng hơn liên quan đến hoạt động thu thập
các chứng cứ ở dạng dữ liệu điện tử (như quyền yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ
mạng cung cấp thông tin, quyền truy cập máy tính và lấy dữ liệu), cần xem hành
vi cố tình truy cập trái phép vào hệ thống mạng các lĩnh vực quan trọng, mang
tính bí mật của Nhà nước như của Chính phủ, quân đội, công an… là hành vi phạm
tội, không cần phải chứng minh rõ về mục đích hay động cơ phạm tội. Có thực hiện
được những điều trên thì mới có thể xử lý một cách hiệu quả đối với loại hình tội
phạm mới này.

NGUYỄN CAO



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét