Normal
0
false
false
false
MicrosoftInternetExplorer4
<![CDATA[
]]>
/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:”";
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin:0cm;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:”Times New Roman”;
mso-ansi-language:
mso-fareast-language:
mso-bidi-language:}
Sản xuất cao su (CS) phụ tùng là lĩnh vực khó trong ngành
sản xuất CS nói chung, bởi thị trường này xưa nay là độc quyền của các doanh
nghiệp (DN), tập đoàn nước ngoài. Tuy vậy, một khi DN Việt làm được thì họ sẵn
sàng tham gia thị trường và Công ty Cổ phần CS Việt (KCN Tân Đông Hiệp B, TX.Dĩ
An) là một đơn vị như thế.
Chọn "con đường hẹp"!
Kỹ sư Nguyễn Tường Linh, Giám đốc Công ty Cổ phần CS Việt, Phòng thí nghiệm hợp chuẩn Vlab tại Công ty Cổ phần Cao su
cho biết: "Sản xuất CS phụ tùng hay còn gọi là CS kỹ thuật là ngành vô cùng khó
khăn, phức tạp. Ngành này được giới chuyên môn quen gọi là "con đường hẹp", nên
mình phải chuẩn bị tâm thế là bình tĩnh, lạc quan, nhẹ nhàng, thoải mái… mới có
thể vượt qua. Nếu chúng ta quá tập trung, quá coi trọng sẽ dễ đổ vỡ và khi đổ
vỡ sẽ gây hậu quả lớn. Trước khi "ra trận" mình phải cùng nhau luyện các bài
tập tình huống, giả định để cùng nhau chinh phục, đến khi gặp chuyện khó thực
sự mình sẽ bình thản tiếp nhận và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ".
Việt
Sản phẩm của công ty rất đa dạng, trong đó có những sản phẩm
nếu không may gặp sự cố sẽ ảnh hưởng đến hoạt động chung của cả dây chuyền, cả
nhà máy như một bánh xe CS trong dây chuyền sản xuất sữa, chiếc ron CS trong
nhà máy sản xuất tân dược… Các chi tiết này có thể đặt cho bất kỳ cơ sở sản
xuất phụ tùng nào cũng có thể làm được, nhưng để chi tiết đó hoạt động được
trong dây chuyền chuyên môn, cần phải có 2 yếu tố quan trọng, thứ nhất là tính
hợp chuẩn, tức là chi tiết hay phụ tùng đó phải phù hợp với tiêu chuẩn chung
của dây chuyền, của bộ máy thì mới có thể vận hành tốt; thứ hai là tính đặc
thù, tức với ngành sản xuất sữa thì phải bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, với
ngành dược thì sản phẩm phải "sạch" và "trơ" trong môi trường sản xuất! Do vậy,
công ty đầu tư số vốn lớn cho Phòng Thí nghiệm hợp chuẩn Vlab là nhằm khẳng
định với khách hàng về hiệu quả, chất lượng của sản phẩm, đồng thời có điều
kiện nghiên cứu trước các yêu cầu hoặc sản phẩm mà khách hàng có thể đặt trong
tương lai.
Ngoài việc trang bị phòng thí nghiệm hợp chuẩn đạt tiêu
chuẩn quốc tế, công ty còn duy trì các hệ thống quản lý chất lượng quốc tế,
như: ISO: 14.000, ISO: 9.000… Giám đốc Nguyễn Tường Linh, nói vui: "Theo nguyên
bản thì tiêu chuẩn ISO: 14.000 là tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường, nhưng ở đây
chúng tôi đi sâu và cụ thể về ý nghĩa, mục đích của bộ tiêu chuẩn này là tuân
thủ pháp luật, vì bảo vệ môi trường là phải tuân thủ pháp luật của Nhà nước v�
phát huy ý thức của mỗi người; còn ISO: 9000 là "cảm ơn thất bại", vì qua đó
chúng tôi nhìn thấy những việc đã làm không phù hợp, không hiệu quả để sửa chữa
và hoàn thiện mình".
Do đây là ngành sản xuất đặc thù nên công ty luôn khuyến
khích, tạo điều kiện cho mọi thành viên học tập, sáng tạo thông qua kho tài
liệu tại công ty hoặc các tài liệu khác, bất kỳ nơi đâu. "Anh có thể ra nh�
sách, vào thư viện quốc gia tìm kiếm tài liệu, mua công thức pha chế. Nhưng tất
cả những cái đã tìm kiếm được chỉ là lý thuyết, còn kết quả thực sự phải qua
thí nghiệm và sản xuất thực tiễn. Nhờ đó mà anh em trong công ty lao vào nghiên
cứu, làm việc. Kết quả suốt hơn 20 năm qua công ty chưa một ngày ngừng việc, kể
cả những lúc nền kinh tế gặp khó khăn nhất", ông Linh nhấn mạnh.
Cạnh tranh để cùng phát triển
Những năm gần đây, nền kinh tế liên tục gặp những sự cố
không theo quy luật. Điều này buộc các nhà quản lý phải cân nhắc, tính toán,
tiết kiệm chi phí hoạt động. Nhờ sự tính toán này mà thay vì đưa sản phẩm ra
nước ngoài nhờ sản xuất sửa chữa mỗi khi gặp sự cố, các nhà lãnh đạo DN đã chọn
mua sản phẩm trong nước để vừa tiết kiệm chi phí, vừa chủ động được thời gian.
"Đó chính là may mắn và cũng là sự khẳng định về trình độ sản xuất, chất lượng
sản phẩm của chúng tôi. Ngoài việc sản xuất các sản phẩm "đặc biệt" theo yêu
cầu của khách hàng, chúng tôi còn lập "siêu thị" trên mạng để khách hàng tìm
kiếm, lựa chọn sản phẩm", ông Linh chia sẻ.
Giám đốc Nguyễn Tường Linh tâm sự: "Có yêu nghề, sống chết
với nghề mới thấy CS cũng giống như con người. Có lúc tâng nảy nhưng cũng có
lúc chùng giãn giống như sự kiên trì, chịu đựng để chờ cơ hội của con người.
Tính năng của CS đã dạy tôi triết lý sống và con đường phát triển". Chính nhờ
triết lý đó mà Công ty Cổ phần CS Việt đã từng bước cạnh tranh để phát triển
cùng các DN, tập đoàn nước ngoài trong lĩnh vực này.
"Trước đây, khi cần các chi tiết CS nhỏ cho
các dây chuyền máy móc, khách hàng phải đặt cho DN nước ngoài và chờ một thời
gian mới có. Điều này đồng nghĩa với việc dây chuyền, nhà máy phải ngừng hoạt
động để chờ thiết bị. Hiện tại, DN Việt và lao động là người Việt đã làm được
các sản phẩm như vậy với chất lượng cao để thay thế sản phẩm do nước ngoài sản
xuất".
(Giám đốc Công ty Cổ phần Cao su Việt Nguyễn Tường Linh)
• DUY CHÍ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét