Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2013

Bình Dương đối thoại với 100 doanh nghiệp Nhật. Thị trường ViệtNam

Ngày 10/5, Cục Hải quan tỉnh Bình Dương phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức đối thoại với gần 100 doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại tỉnh.

Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Bình Dương. (Ảnh: Hồ Dung/Vietnam+)
Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Bình Dương. (Ảnh: Hồ Dung/Vietnam+)

Các vấn đề liên quan đến thủ tục hải quan, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, việc cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa để tính ưu đãi về thuế suất… đã được nhiều doanh nghiệp Nhật Bản nêu ra.

Hầu hết những vướng mắc của các doanh nghiệp được lãnh đạo Cục Hải quan Bình Dương giải đáp ngay tại buổi đối thoại.

Liên quan đến vấn đề hao hụt nguyên vật liệu trong gia công sản xuất, ông Dương Hồng Hạnh, Cục phó Cục Hải quan tỉnh Bình Dương cho biết trong quá trình sản xuất, tỷ lệ sản phẩm hư hỏng tăng cao hoặc phát sinh với nhiều nguyên nhân khác làm thay đổi tỷ lệ hao hụt theo quy định thực tế đã đăng ký với hải quan, thì doanh nghiệp phải đăng ký định mức mới hoặc đăng ký điều chỉnh định mức với tỷ lệ hao hụt đúng thực tế sử dụng. Tuy nhiên, việc đăng ký, điều chỉnh định mức phải được thực hiện trước thời điểm xuất khẩu sản phẩm.

Về vấn đề liên quan đến các thiết bị, công cụ đã khấu hao xong, theo ông Dương Hồng Hạnh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thanh lý hàng hóa nhập khẩu bao gồm máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển… Sau khi thực hiện thủ tục thanh lý theo quy định, doanh nghiệp vẫn được nhượng bán tại thị trường Việt Nam.

Đối với vấn đề xuất xứ hàng hóa, ông Nguyễn Hữu Nam, Trưởng phòng Pháp chế, Chi nhánh VCCI thành phố Hồ Chí Minh khẳng định tên hàng và hồ sơ của nguyên vật liệu nhập khẩu là một trong các thông tin quan trọng liên quan đến xác định xuất xứ của sản phẩm khi xuất khẩu. Do vậy, việc khai báo tên hàng và hồ sơ tương ứng của nguyên vật liệu cần được khai báo đầy đủ, rõ ràng và chính xác.

Ông Yamamoto, đại diện các doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Bình Dương cho rằng, sự có mặt của nhiều doanh nghiệp Nhật Bản trong buổi đối thoại là tín hiệu tốt. Trong tương lai sẽ có nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Bình Dương bởi cơ sở hạ tầng ở nơi đây rất tốt, đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư Nhật Bản.

Nhật Bản là một trong những quốc gia có vốn đầu tư lớn nhất vào Bình Dương. Đến nay trên địa bàn tỉnh có 170 dự án của doanh nghiệp Nhật Bản còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư hơn 3,2 tỷ USD.

Trong quá trình đầu tư tại tỉnh Bình Dương, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đã hoạt động rất hiệu quả và thực hiện tốt chính sách của Nhà nước, góp phần phát triển kinh tế địa phương, chăm lo tốt đời sống người lao động và có nhiều hoạt động hướng đến cộng đồng

Article source: http://www.thanhtra.com.vn/tabid/77/newsid/66852/temidclicked/5/seo/Tung-bung-khuyen-mai-cho-chu-the-Agribank/Default.aspx



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét