Thứ Ba, 14 tháng 5, 2013

Kinh nghiệm quy hoạch và phát triển đô thị nhìn từ Bình Dương

 

Bình Dương thuộc vùng động lực phát triển kinh tế phía Nam có tổng diện tích 2.674 km2 với khoảng 1,7 triệu dân, phía nam giáp thành phố Hồ Chí Minh, đông giáp Biên Hòa, Đồng Nai, tây giáp thành phố Hồ Chí Minh, Bắc giáp Bình Phước. Bình Dương là cửa ngõ giao thương với TP. Hồ Chí Minh; có các trục lộ giao thông huyết mạch của quốc gia chạy qua như quốc lộ 13, quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh, đường xuyên Á …, cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và các cảng biển chỉ từ 10 – 15 Km… thuận lợi cho phát triển KT – XH toàn diện.

 

Sau giải phóng, đặc biệt hơn 20 năm đổi mới, Bình Dương có những bước tiến ngoạn mục, kinh tế tăng trưởng bình quân 12%/năm, năm 2012, GDP 13,5% với cơ cấu kinh tế công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp với tỷ lệ tương ứng 62%-34,4%-3,6%; thu ngân sách 21.000 tỷ đồng. Kết cấu hạ tầng phát triển mạnh mẽ dần trở thành cực kinh tế trong vùng động lực phát triển kinh tế phía Namon đất nước. Bình Dương đã khai thác hiệu quả những lợi thế để tạo sự phát triển mạnh mẽ trong quy hoạch và phát triển đô thị. Tỉnh có tư duy, cách làm mới trong công tác quy hoạch phát triển đô thị từ khá sớm, tuy vậy được thực hiện một cách bài bản và khoa học trong khoảng hơn chục năm lại đây. Tỉnh đã xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, quy  hoạch các ngành, lĩnh vực gắn kết và đồng bộ với quy hoạch chung xây dựng đô thị Bình Dương. Theo đó, đặc biệt chú trọng thu hút đầu tư, tập trung ưu tiên đầu tư hạ tầng kỹ thuật đô thị, nhất là hạ tầng giao thông, các khu công nghiệp, tạo được những "đột phá" trong quy hoạch phát triển đô thị. Bình Dương đã thành công khi thực hiện phát triển đô thị gắn với phát triển công nghiệp.

 

Theo Viện trưởng Viện QHPTĐT Huỳnh Văn Minh, đô thị không thể tự nhiên hình hành, đối với điều kiện đặc thù của tỉnh muốn phát triển công nghiệp phải phát triển đô thị. Từ 500 ha KCN liên danh với Singaporeon, KCN đầu tiên ở phía Namon, sau đó phát triển tiếp KCN Sóng Thần 1 và 2. Đối với KCN Sóng Thần cách trung tâm TP từ 15-17 km, có hai tuyến đường kết nối với TP. Hồ Chí Minh, tạo lực đẩy cho đô thị Bình Dương phát triển mạnh mẽ. Song song là thực hiện tốt công tác thu hút đầu tư các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đến nay, Bình Dương có 28 KCN và cụm công nghiệp tập trung có tổng diện tích hơn 8.700 ha với hơn 1.200 doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt động có tổng vốn đăng ký hơn 13 tỷ đô la Mỹ. Tính đến nay, tỉnh có hơn 2.000 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với vốn đăng ký trên 15 tỷ USD và gần 13.000 dự án trong nước với vốn đăng ký 95.000 tỷ đồng. Đột phá thứ 2 là phát triển khu đô thị, dịch vụ liên hợp, một vấn đề mới kể cả về mặt lý luận.

 

Song song với phát triển công nghiệp và đô thị, trên cơ sở khai thác lợi thế vùng, Bình Dương tập trung chỉ đạo chuyển dịch mạnh sang dịch vụ, giảm dần tỷ trọng công nghiệp, thu hút các dự án du lịch, dịch vụ, y tế, giáo dục tạo được những kết quả quan trọng trong phát triển đô thị Bình Dương, trong đó có nhiều dự lớn như Đại Nam, các dự án trung tâm đào tạo nhân lực, đại học, cao đẳng, các cơ sở khám – chữa bệnh hiện đại được đầu tư….tạo nên sắc thái đô thị mới Bình Dương.

 

Đặc biệt gần đây, Tỉnh ủy Bình Dương đã ban hành chương trình hành động phát triển đô thị Bình Dương giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến năm 2020 thực hiện mục tiêu phát triển đô thị Bình Dương theo hướng văn minh, hiện đại, có bản sắc, thân thiện môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, phấn đấu xây dựng Bình Dương trở thành một cực phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là đô thị loại I, thành phố trực thuộc Trung ương, thực hiện phát triển công nghiệp, dịch vụ gắn với đô thị hóa và xây dựng NTM. Định hướng của tỉnh là tập trung phát triển các chùm đô thị phía nam và phía bắc. Chùm đô thị tập trung phía nam, vệ tinh phía Bắc với TX Thủ Dầu Một là đô thị trung tâm. Hệ thống đô thị Bình Dương liên kết với các đô thị thuộc vùng TP.Hồ Chí Minh qua hệ thống giao thông được đầu tư đồng bộ; phát triển đô thị mới phải kết hợp với chỉnh trang và nâng cấp đô thị cũ, phát triển đô thị mới còn gắn với các KCN chủ yếu dựa trên không gian 2 hành lang trục đại lộ Bình Dương và đường ĐT747 – Sóng Thần theo phương bắc nam và đường vành đai 4 theo phương Đông Tây. Cùng với đó là phát triển các đô thị sinh thái kết hợp du lịch nghỉ dưỡng ven sông Sài Gòn, Thị Tính và Đồng Nai.

 

Theo định hướng phát triển, đến năm 2015, tỉnh Bình Dương sẽ gồm 1 thành phố, 5 thị xã, 4 huyện với 49 phường, 11 thị trấn và 51 xã. Đến năm 2020, Bình Dương đạt tiêu chí đô thị loại I và chuyển thành thành phố Bình Dương trực thuộc Trung ương. Bình Dương đang học tập kinh nghiệm phát triển đô thị dịch vụ của Singapore, xây dựng đô thị xanh, đô thị có sức cạnh tranh, phấn đấu 10-20 năm nữa sẽ trở thành phố xanh. 

 

Viện trưởng Huỳnh Văn Minh chia sẻ kinh nghiệm quy hoạch và phát triển đô thị Bình Dương: Vấn đề đặc biệt quan trọng là biết khai thác và phát huy hiệu quả lợi thế so sánh trong yếu tốt vùng. Bình Dương tiếp giáp với TP.Hồ Chí Mình, có thuận lợi lớn về quỹ đất sạch và hạ tầng giao thông với 3 tuyến đường động lực nối với TP.Hồ Chí Minh có điều kiện để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ, y tế, giáo dục. Tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, thu hút đầu tư, nhất là thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bình Dương thiết lập văn phòng, chi nhánh xúc tiến đầu tư tại 21 nước nhằm tiếp thị, quảng bá môi trường, chính sách thu hút đầu tư của tỉnh. Hiện có tới 70% doanh nghiệp  FDI đầu tư tại KCN. Tiếp đến là tạo đột phá về hạ tầng, KCN Singapore có sức lan tỏa mạnh mẽ từ thành phố đến vùng nông thôn, trong lúc nguồn ngân sách khó khăn thì thu hút đầu tư có vai trò rất quan trọng. Tiếp đến là phát triển đô thị theo các dự án lớn. Nếu phối hợp tốt và huy động được các nguồn lực đầu tư hạ tầng giao tiếp tục tạo ra kết nối bằng các đường vành đai với TP Hồ Chí Minh sẽ mở ra cơ hội mới cho Bình Dương cất cánh lần 2. Tiếp theo là phát triển đô thị theo các dự án lớn phù hợp với quy hoạch, mục tiêu này đã và đang mang lại sự đổi thay lớn cho đô thị Bình Dương. Ngoài ra, việc vận dụng các chủ trương, chính sách, tạo được sự đồng thuận từ tỉnh xuống cơ sở, đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, doanh nghiệp là lực lượng xung kích phát triển kinh tế đất nước là vấn đề đặc biệt quan trọng trong phát triển đô thị ở Bình Dương.

                                                                                            

 

                                                                  Lê Chung

 

 

Article source: http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2013/05/manh-gianh-lanh-dia-buon-lau-cua-dung-mat-sat/



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét