Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2013

Bình Dương: Phát hiện nhiều bằng y dược giả mạo. Sức Khỏe Cộng ...

"Qua việc cấp phép chứng chỉ hành nghề, Sở Y tế Bình Dương đã phát hiện ra nhiều trường hợp cấp trùng chứng chỉ và có hiện tượng làm bằng y dược giả mạo", ông Nguyễn Chí Phong, Trưởng phòng cấp chứng chỉ hành nghề, Sở Y tế Bình Dương cho biết.

Thông tin trên được ông Phong cho biết tại cuộc họp tổng kết hoạt động năm 2012 và triển khai kế hoạch năm 2013 của Dự án "Chương trình phát triển nguồn nhân lực y tế" diễn ra sáng 9/5 tại Hà Nội.

Báo cáo tại Hội nghị, ông Phong cho biết tại Bình Dương, qua công tác thanh kiểm tra việc cấp phép chứng chỉ hành nghề, Sở Y tế Bình Dương đã phát hiện nhiều văn bằng y dược bị làm giả. "Chúng tôi phát hiện có nhiều văn bằng của Trường trung cấp quân y 2 và của một số trường tư về y tế mới mở gần đây bị làm giả khá nhiều. Riêng trường trung cấp quân y 2 qua kiểm tra, Sở Y tế Bình Dương xác định có trên 30 văn bằng giả", ông Phong nói.

Tuy nhiên, việc phát hiện văn bằng giả mạo không phải lúc nào cũng kịp thời. Thực tế, có có trường hợp sau khi cấp xong chứng chỉ hành nghề đó thì cơ quan chức năng mới phát hiện bằng cấp không phù hợp. Sau khi gửi văn bản tới Trường đại học y dược và xác nhận lại bằng giả thì mới tiến hành thu hồi lại. Vì vậy, ông Phong kiến nghị trong việc quản lý việc cấp phép hành nghề y dược Bộ Y tế cần đẩy mạnh việc hoàn thiện phần mềm quản lý hoạt động này thống nhất triển khai rộng rãi trên toàn quốc, nhằm tránh tình trạng cấp phép chồng chéo.

Bà Trần Thu Thủy Chuyên gia dự án về hoạt động cấp chứng chỉ hành nghề và giấy phép hoạt động cho các cơ sở y tế cho biết, đến hết quý 1 năm 2013 ngành y tế đã cấp chứng chỉ hành nghề cho 5.500 người, và hơn 1.000 cơ sở y tế được cấp giấy phép hoạt động. Tuy nhiên, việc kiểm tra, giám sát hoạt động cấp chứng chỉ hành nghề và giấy phép hoạt động còn nhiều tồn tại và bất cập.

Theo bà Thủy, việc thiếu công cụ quản lý, văn bản pháp luật về hoạt động cấp chứng chỉ hành nghề và giấy phép hoạt động, vì vậy khi đi vào thực hiện cấp phép đã nảy sinh những vướng mắc và thiếu hụt. "Nếu theo Luật khám chữa bệnh của Việt Nam, người hành nghề được cấp chứng chỉ suốt đời. Trong khi đó trên thế giới việc cấp chứng chỉ hành nghề thường có thời hạn, thường từ 2 - 5 năm để có sự kiểm tra và gia hạn", bà Thủy nói.

Theo bà Thủy, để việc cấp chứng chỉ được thực hiện thuận tiện thì phải nâng cao năng lực, tăng cường thêm nhân lực quản lý hành nghề ở các cấp.  Bên cạnh đó, ngành y tế cần quan tâm hơn nữa hoạt động kiểm tra việc cấp chứng chỉ hành nghề đảm bảo đúng quy định.

Article source: http://www.vietnamplus.vn/Home/Iran-va-Sudan-nhat-tri-tang-cuong-hop-tac-hai-quan/20135/196680.vnplus



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét